Kết quả tìm kiếm cho "dù che 150kg"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 28
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự cạnh tranh ngày càng cao, ngành nông nghiệp An Giang phải đổi mới để thích ứng và phát triển. Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa để có thể đạt được mục tiêu này, góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả.
Đã từ lâu, bếp cơm từ thiện trao suất ăn yêu thương tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang vẫn âm thầm hoạt động như lời hứa của sự yêu thương. Hàng ngàn bữa cơm, phần cháo nóng như “liều thuốc tinh thần”, giúp người bệnh và thân nhân thêm ấm lòng, vững tâm vượt qua khó khăn, bệnh tật.
Do ảnh hưởng thời tiết, dịch hại, đặc biệt là rầy phấn trắng, năng suất vụ lúa đông xuân 2023 - 2024 thấp hơn cùng kỳ. Từ kinh nghiệm vụ sản xuất này, ngành nông nghiệp quyết tâm triển khai xuống giống vụ hè thu và thu đông 2024 đạt hiệu quả, đảm bảo ăn chắc trước tác động của biến đổi khí hậu.
Dù là vùng sản xuất lương thực chính và chiếm đến 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, nhưng nông dân trồng lúa ở ĐBSCL nhìn chung thu nhập còn thấp, chưa hưởng lợi tương xứng với đóng góp cho an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Với quyết tâm cao và sự đồng lòng tham gia của toàn bộ hệ sinh thái lúa gạo, Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” được kỳ vọng sẽ tạo đột phá mới cho ngành hàng lúa gạo, thật sự nâng cao vị thế của người trồng lúa.
Bị can Đặng Nam Trung cùng một số tiếp viên hàng không Vietnam Airlines đã mang vàng nguyên khối (vàng thỏi) qua cửa an ninh để lên máy bay từ TP.HCM ra Hà Nội.
Thời gian qua, việc triển khai Dự án các Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh (Dự án GIC) trên địa bàn tỉnh An Giang đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tập quán canh tác nông nghiệp của nông dân. Thể hiện rõ nhất là việc canh tác lúa gạo bền vững (SRP), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); nâng cao chuỗi giá trị cây xoài; nâng cao năng lực kinh doanh của nông dân, hợp tác xã (HTX)...
Với ưu điểm dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, không đòi hỏi nhiều diện tích mặt nước, mô hình nuôi ốc bươu đen được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai, nhân rộng. Bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, giúp nông dân cải thiện cuộc sống.
Với mục tiêu chủ động cung cấp con giống cho người nuôi ốc trên địa bàn, thử nghiệm sinh sản nhân tạo và hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật sinh sản nhân tạo ốc phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, Trạm Khuyến nông huyện Châu Phú đã xây dựng và triển khai mô hình “Sản xuất giống ốc bươu đồng”, góp phần tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế cho nông dân.
Thành lập từ năm 2012, bếp cơm từ thiện phường Mỹ Long (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) vẫn ngày ngày trao yêu thương đến với những mảnh đời bất hạnh qua những suất cơm ấm áp, nghĩa tình.
Sản xuất lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn SRP kết hợp trồng hoa sinh thái, ứng dụng biện pháp xử lý rơm rạ; quản lý dịch hại tổng hợp IPM và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật giúp nông dân giảm 15 - 18% chi phí đầu vào; lợi nhuận tăng đến 20% so với ruộng sản xuất truyền thống. Mô hình còn hướng đến việc sản xuất xanh, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Hiệu quả này được chứng minh tại Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tây Phú (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).
Chỉ bón 2 lần/vụ (bón vùi và bón đón đòng) giúp giảm 30% lượng bón thúc tăng trưởng, giảm 60% lượng giống gieo sạ, nhưng vẫn đảm bảo tăng năng suất, lợi nhuận đến 3,4 triệu đồng/ha.
Bón phân vùi, chỉ bón 2 lần/vụ (vùi + bón đón đòng), giảm 30% lượng bón thúc tăng trưởng, giảm 60% lượng giống gieo sạ vẫn đảm bảo tăng năng suất, lợi nhuận đến 3,4 triệu đồng/ha.